BỘ MÔN MÁY XÂY DỰNG
Địa chỉ: P510, Nhà A1, Số 55 Đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (024)3 869 7015 ; Website: mayxd.com;
Email: bm.mxd@huce.edu.vn; mayxaydung.huce@gmail.com
Bộ môn Máy xây dựng là Bộ môn chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học và tham gia giảng dạy cho các chuyên ngành khác liên quan của trường Đại học Xây dựng. Bộ môn là một đơn vị đào tạo, NCKH, CGCN hàng đầu của đất nước trong lĩnh vực chuyên ngành Máy xây dựng. Hiện bộ môn đang phụ trách các hệ đào tạo và chuyên ngành:
- Đại học: Kỹ thuật Cơ khí - Máy xây dựng;
- Cao học: Kỹ thuật Cơ khí – Máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển;
- Tiến sỹ: Kỹ thuật Cơ khí, gồm các chuyên ngành Máy và thiết bị xây dựng, Máy nâng và máy vận chuyển liên tục;
- Các chuyên đề nâng cao của chuyên ngành.
Lịch sử của Bộ môn Máy xây dựng gắn liền với sự ra đời của ngành Máy xây dựng bắt đầu đào tạo từ năm 1960 (Khóa 5) tại Đại học Bách khoa (khi trường Đại học Xây dựng chưa tách từ đại học Bách Khoa). Khóa đào tạo kỹ sư Máy xây dựng đầu tiên (Khóa 5 - năm1960) với số lượng khoảng 50 kỹ sư, sau khi dừng đào tạo 2 khóa, đến Khóa 8, Khóa 9 lại được tiếp tục đào tạo và học chung với các chuyên ngành Máy mỏ, máy dệt những năm đầu và sau đó học chung với các lớp ô tô máy kéo thuộc Khoa Cơ khí – luyện kim, Đại học Bách khoa, do vậy chỉ có nhóm cán bộ chuyên ngành Máy xây dựng.
Tháng 8-1966 Trường Đại học Xây dựng được tách ra từ Đại học Bách khoa, theo đó ngành Máy xây dựng được đưa về trường Đại học Xây dựng thuộc Khoa Thủy lợi Cảng và do đó hình thành Bô môn giảng dạy chuyên ngành gồm một số thầy như Thầy Đặng Quốc Sơn, Thầy Trương Minh Vệ, Thầy Hoàng Công Khương,… do Thầy Đặng Quốc Sơn là Trưởng Bộ môn.
Do sự phát triển chung, năm 1967 Khoa Máy xây dựng được thành lập với các bộ môn: Cơ sở cơ khí, nhiệt kỹ thuật, điện kỹ thuật và bộ môn Máy xây dựng do Thầy Nguyễn Lân làm trưởng Bộ môn, giảng dạy tại nơi sơ tán Gia Lương – Hà Bắc (nay là Lương Tài – Bắc Ninh).
Có thể phân sơ bộ các giai đoạn hình thành và phát triển bộ môn Máy xây dựng như sau:
Giai đoạn 1966-1972: Là giai đoạn mới thành lập – Giảng dạy tại Gia Lương – Hà Bắc,
Giai đoạn 1972-1982: Giảng dạy tạy Hương Canh – Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc)
Giai đoạn 1982-1990: Đây là giai đoạn trường chuyển từ Hương Canh về Hà Nội, trong đó Khoa Máy xây dựng có trụ sở tại Phường Phúc Xá – Ba Đình – Hà Nội.
Giai đoạn 1990-2007:
Ở giai đoạn này, do một số Thầy, Cô lớn tuổi nghỉ hưu, bộ môn đã bổ sung lực lượng cán bộ giảng dạy trẻ gồm các thầy là: 1- Thầy Dương Trường Giang; 2- Thầy Trần Đức Hiếu; 3- Lê Hồng Quân; 4- Thầy Cao Thành Dũng.
Giai đoạn 2007 đến nay:
Do nhu cầu đào tạo năm 2007 bộ môn Máy xây dựng được tách thành 2 bộ môn: Máy xây dựng và Cơ giới hóa xây dựng. Theo đó bộ môn Máy xây dựng có số lượng cán bộ giảng dạy hiện tại như sau:
STT |
Họ tên |
|
Ghi chú |
1 |
PGS.TS. Phạm Quang Dũng |
dungpq234@gmail.com |
Phó hiệu trưởng trường ĐHXD, Trưởng Bộ môn MXD |
2 |
PGS.TS. Vũ Liêm Chính |
vlchinh@hotmail.com |
Nguyên Phó Hiệu trưởng |
3 |
GS.TS. Trần Văn Tuấn |
tranvantuandhxd@yahoo.com |
Nguyên Trưởng phòng KHCN và nguyên Phó Trưởng phòng Đào tạo |
4 |
PGS.TS. Nguyễn Thiệu Xuân |
xuannt@nuce.edu.vn |
Nguyên TP NC thực nghiệm cơ khí |
5 |
GVC.TS. Lưu Đức Thạch |
luuducthach@gmail.com |
Trưởng khoa Cơ khí xây dựng |
6 |
GVC.ThS. Hoa Văn Ngũ |
vannghoa@yahoo.com |
|
7 |
GVC.ThS. Nguyễn Duy Thái |
duythai1258@gmail.com |
Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế |
8 |
GV.TS. Dương Trường Giang |
giang2677@gmail.com |
P.trưởng Bộ môn Máy xây dựng, Viện trưởng Viện KH&CN Cơ điện XD |
9 |
GV.TS. Cao Thành Dũng |
dungct2@nuce.edu.vn |
Phó trưởng khoa Cơ khí xây dựng |
10 |
GV.ThS. Nguyễn Tiến Nam |
nammxd@gmail.com |
TP NC thực nghiệm cơ khí |
11 |
GV.TS. Nguyễn Văn Tịnh |
tinhnv@nuce.edu.vn |
|
12 |
GV.ThS. Hà Thẩm Phán |
hathamphan@gmail.com |
NCS tại Nhật Bản |
13 |
GV.ThS. Nguyễn Tiến Dũng |
nguyentiendung.uce@gmail.com |
Bí thư Liên chi Đoàn khoa Cơ khí XD |
14 |
GV.ThS. Vũ Anh Tuấn |
tuanvtr@gmail.com |
Tổ trưởng Công đoàn |
Các môn học Bộ môn đang giảng dạy hệ đại học:
1- Cơ sở thiết kế máy xây dựng
2- Máy nâng chuyển
3- Đồ án Máy nâng chuyển
4- Máy làm đất
5- Đồ án Máy làm đất
6- Máy sản xuất vật liệu và cấu kiện Xây dựng
7- Đồ án Máy sản xuất vật liệu và cấu kiện Xây dựng
8- Kết cấu thép Máy xây dựng
9- Đồ án kết cấu thép Máy xây dựng
10- Truyền động thủy khí
11- Máy và thiết bị chuyên dùng
12- Tin học ứng dụng
13- Nghiên cứu thực nghiệm Máy xây dựng
14- Máy xây dựng (dạy cho các khối ngành XD công trình và kinh tế XD )
15- Máy nâng chuyển (dạy cho ngành công nghệ VLXD)
16- Máy sản xuất vật liệu xây dựng (dạy cho ngành công nghệ VLXD)
17- Đồ án Máy sản xuất vật liệu xây dựng (dạy cho ngành công nghệ VLXD)
18- Thực tập cán bộ kỹ thuật + Thăm quan;
19- Hướng dẫn Đồ án tốt nghiệp cho chuyên ngành Máy xây dựng, Cơ giới hóa xây dựng.
Các môn học đang giảng dạy hệ sau đại học:
1- Máy và thiết bị làm đất
2- Các tổ hợp thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng
3- Động lực học Máy xây dựng
4- Máy rung trong xây dựng
5- Máy và thiết bị chuyên dùng trong xây dựng
6- Máy và thiết bị tạo hình cấu kiện xây dựng
7- Phương Pháp luận nghiên cứu khoa học
8-Thang máy và thang cuốn
9-Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (SĐH)
10-Truyền động thuỷ lực (thuộc môn học Truyền động trong Máy xây dựng)
11- Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật
12- Luận án Tiến sĩ kỹ thuật
Các chuyên đề đang giảng dạy:
1- Tư vấn, giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình công nghiệp;
2- Thang máy: Cấu tạo- Tính toán và Lắp đặt;
3- Thiết kế Máy trục;
4- Nâng cao năng lực quản lý và sử dụng an toàn thiết bị nâng phục vụ thi công nhà cao tầng; quản lý và sử dụng thang máy trong nhà cao tầng'
5-Kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Một số giáo trình, tài liệu tham khảo của bộ môn, thành viên bộ môn đã biên soạn trong những năm gần đây
STT |
Tên giáo trình |
Tên tác giả |
1 |
Cơ sở thiết kế Máy Xây dựng |
Vũ Liêm Chính; Phạm Quang Dũng; Trương Quốc Thành |
2 |
Máy và thiết bị nâng |
Trương Quốc Thành; Phạm Quang Dũng |
3 |
Máy làm đất |
Phạm Hữu Đỗng;Hoa Văn Ngũ;Lưu Bá Thuận |
4 |
Máy sản xuất vật liệu và cấu kiện Xây dựng |
Đoàn Tài Ngọ (chủ biên); Nguyễn Thiệu Xuân; Trần Văn Tuấn; Nguyễn Thị Thanh Mai; Nguyễn Kiếm Anh |
5 |
Hướng dẫn đồ án môn học Máy làm đất |
Hoa Văn Ngũ; Lưu Bá Thuận |
6 |
Máy - thiết bị và hệ thống nghiền mịn |
Vũ Liêm Chính; Đỗ Quốc Quang; Cao Văn Mô |
7 |
Máy xây dựng |
Nguyễn Văn Hùng (chủ biên), Phạm Quang Dũng , Nguyễn Thị Mai |
8 |
Khai thác máy xây dựng |
Trần Văn Tuấn; Nguyễn Văn Hùng; Nguyễn Hoài Nam |
9 |
Cơ sở kỹ thuật rung trong xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng |
Trần Văn Tuấn |
10 |
Máy Xây dựng- Phần bài tập |
Phạm Quang Dũng, Nguyễn Văn Hùng, Lưu Bá Thuận, |
11 |
Giáo trình Động lực học Máy xây dựng |
Vũ Liêm Chính (Chủ biên), Phan Nguyên Di (Biên dịch) |
12 |
Thang máy - Cấu tạo, lựa chọn, lắp đặt và sử dụng |
Vũ Liêm Chính, Phạm Quang Dũng, Hoa Văn Ngũ |
13 |
Sổ tay máy xây dựng |
Vũ Liêm Chính, Đỗ Xuân Đinh, Nguyễn Văn Hùng, Hoa Văn Ngũ, Trương Quốc Thành, Trần Văn Tuấn |
14 |
Nghiên cứu thực nghiệm Máy xây dựng |
Nguyễn Thiệu Xuân |
Các hướng nghiên cứu chính
- Nghiên cứu thiết kế các thiết bị phục vụ Cơ giới hóa thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp, cơ giới hóa xí nghiệp.
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các loại máy nâng chuyển, máy làm đất, máy sản xuât vật liệu xây dựng và triển khai ứng dụng thử nghiệm.
- Nghiên cứu xây dựng các phần mềm thiết kế tối ưu, tự động hoá tính toán thiết kế các cơ cấu và kết cấu thép của các loại Máy xây dựng và ứng dụng thử nghiệm.
- Nghiên cứu thiết bị và các giải pháp ứng dụng công nghệ mới, cho hệ thống lưu giữ và trạm đỗ xe tự động trong thành phố.
- Nghiên cứu thiết bị và công nghệ trong công trình đặc biệt (nhà siêu cao tầng, lắp dựng thiết bị siêu trường siêu trọng, thi công bê tông khối lớn...).
- Nghiên cứu các loại máy và thiết bị xử lý môi trường: xử lý rác thải, nước thải, nạo vét rác bẩn và bùn lắng trong các dòng sông...(kết hợp với các chương trình về môi trường).
Những thành tích bộ môn đã đạt được
1. Trong công tác đào tạo đại học và sau đại học:
- Từ khi thành lập đến nay, Bộ môn đã đào tạo được trên 48 khóa kỹ sư hệ chính quy, các khoá tại chức ngành Máy xây dựng và nhiều thạc sỹ, tiến sỹ. Các kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ do Bộ môn đào tạo đã áp dụng kiến thức đã học phát huy hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau. Bộ môn trở thành nơi đào tạo Cán bộ cho cả nước nói chung và ngành Máy xây dựng nói riêng, cán bộ và Kỹ sư máy xây dựng đã trưởng thành ví dụ như: Trương Minh Vệ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Hiệu trưởng Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh); Vũ Liêm Chính (Phó Hiệu trưởng ĐHXD);Phạm Quang Dũng (Phó Hiệu trưởng ĐHXD), Long Thanh Tòng (Thứ trưởng Bộ Xây dựng); Vũ Tiến Phúc (Vụ trưởng Vụ Ngoại giao); Hồ Anh Tuấn (Trưởng Ban quản lý Dự án khu công nghiệp Vũng Áng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh); Nguyễn Minh Quang (Đại biểu Quốc Hội khóa XIII - Thành ủy viên Thành ủy Hà Nội - Tổng Giám đốc Công ty đầu tư và Phát triển Hạ tầng đô thị), Cao Văn Hà (Giám đốc Sở xây dựng Tỉnh Bắc Giang); Phạm Quang Cự (Lữ Đoàn Phó - Bộ tư lệnh Công Binh),..
- Các giáo trình do các cán bộ của Bộ môn biên soạn là tài liệu giảng dạy ở nhiều trường đại học kỹ thuật.
(Xem thêm về chúng tôi: https://www.youtube.com/watch?v=j_FQySbx7Ng&feature=youtu.be)
2. Trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Hàng trăm công trình, đề tài, dự án, sản phẩm KHCN do các cán bộ trong Bộ môn thực hiện đã được chuyển giao cho sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tiêu biểu là một số sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tế, được cấp bằng sáng chế độc quyền, được giải thưởng “Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam” VIFOTEC ví dụ như: thiết bị nấu nhựa đường, máy rung đúc cấu kiện bê tông, cần trục tháp, máy cắm bấc thấm, thiết bị vận chuyển rác…. Gần đây nhất là sản phẩm Máy đào hào mini kết quả của đề tài cấp Sở khoa học và công nghệ Hà Nội 2013-2014 , Máy bó vỉa bê tông tự hành sản phẩm của dự án chế tạo thử nghiệm Sở khoa học và công nghệ Hà Nội 2013-2014 (01 bằng sáng chế độc quyền, giải 3 VIFOTEC), Chương trình tự động tính toán và thiết kế tối ưu kết cấu thép cầu trục là sản phẩm đề tài NCKH cấp Bộ Xây dựng. Cán bộ trong Bộ môn đã và đang chủ trì nhiều hợp đồng kinh tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ xây dựng, công nghệ chế tạo máy móc thiết bị xây dựng và phục vụ đời sống dân sinh.
Với bề dày truyền thống và thành tích đạt được, Bộ môn Máy xây dựng đã vinh dự nhận được nhiều danh hiệu thi đua các cấp, như Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), tập thể lao động xuất sắc (Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng liên tiếp các năm 2012, 2013, 2014) và nhiều giấy khen các cấp cho các cá nhân.