Tuyển sinh ngành Kỹ thuật điện

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

(7520201)

TUYỂN SINH NĂM 2024

 

1. Chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển, mã tuyển sinh

Chỉ tiêu tuyển sinh: 50+

Tổ hợp xét tuyển:

+ Tổ hợp môn xét tuyển kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024:

Tổ hợp 1: A00: Toán, Vật lý, Hóa học

Tổ hợp 2: A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

Tổ hợp 3: D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Mã phương thức xét tuyển100

+ Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ):

Dựa vào tổng điểm trung bình năm lớp 10, năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 các môn trong tổ hợp xét tuyển tương ứng (áp dụng chung cho cả thí sinh đã tốt nghiệp trước tháng 03/2024).

Mã phương thức xét tuyển: 200

+ Tổ hợp môn xét tuyển kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024 do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức:

Tổ hợp K00: Tư duy Toán học, Tư duy đọc hiểu, Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề

Mã phương thức xét tuyển: 402

+ Ngoài ra còn có các tổ hợp xét tuyển: chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương IELTS 5.0 trở lên, tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (theo quy định của Bộ GD&ĐT).

2. Giới thiệu ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng

2.1. Giới thiệu ngành

Chương trình đại học ngành Kỹ thuật điện được xây dựng theo phương pháp tiếp cận CDIO (C - Conceive - Hình thành ý tưởng, D - Design - Thiết kế, I - Implement - Triển khai, O - Operate - Vận hành) nhằm trang bị cho sinh viên có kiến thức nền tảng rộng, có khả năng áp dụng các nguyên lý kỹ thuật điện và các ngành kỹ thuật liên quan khác trong thực hành nghề nghiệp và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật điện như thiết kế, giám sát, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, kiểm tra, bảo trì các thiết bị, hệ thống kỹ thuật điện. Có phẩm chất chính trị, đạo đức xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức phục vụ cộng đồng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện có khả năng sáng tạo và thích nghi với môi trường làm việc thay đổi; có khả năng tự học để phát triển chuyên môn nghề nghiệp và cam kết học tập suốt đời đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong bối cảnh quốc tế, sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật và cách mạng công nghiệp 4.0.

2.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng

- Cử nhân: 4 năm (học sớm ra trường 3,5 năm)

- Kỹ sư (5 năm)

3. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp

- Áp dụng kiến thức toán học, các nguyên lý cơ bản của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Kỹ thuật điện có xét đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững.

- Có năng lực lên kế hoạch và thực hiện khảo sát, kiểm tra, đo đạc, triển khai thực nghiệm, phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả để đưa ra kết luận trong các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện.

- Thực hiện thiết kế các hệ thống, thành phần hệ thống hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong lĩnh vực Kỹ thuật điện có tính tới các yếu tố sức khỏe cộng đồng, an toàn, phúc lợi, cũng như tính chất toàn cầu, văn hoá, xã hội, môi trường.

- Có khả năng vận hành, bảo dưỡng các hệ thống, máy móc thiết bị trong lĩnh vực Kỹ thuật điện.

- Chủ động và tích cực trong hoạt động nhóm, có trách nhiệm trong làm việc nhóm và thể hiện vai trò tham gia lãnh đạo nhóm đa ngành, đa văn hóa.

- Có khả năng truyền đạt và thảo luận các vấn đề chuyên môn bằng nhiều hình thức giao tiếp kỹ thuật một cách hiệu quả trong môi trường học thuật và doanh nghiệp. Năng lực sử dụng ngoại ngữ đạt bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

- Có khả năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành để lập trình, phân tích, mô phỏng trong lĩnh vực Kỹ thuật điện.

- Cam kết thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội, thể hiện ứng xử chuyên nghiệp trong môi trường học thuật, doanh nghiệp và cộng đồng.

4. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

Có cơ hội nhận học bổng của Trường, Khoa và các đơn vị tài trợ.

Thực hành tại các phòng thí nghiệm, tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên.

Tham gia hoạt động trong đội sinh viên tình nguyện, đội văn nghệ, thể thao của Khoa, Trường.

Thăm quan, thực tập tại các công ty, tổng công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực điện.

Học chuyển đổi các chuyên ngành/ngành khác trong Khoa và các khoa khác trong Trường.

5. Cơ hội việc làm:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

- Tư vấn, thiết kế, giám sát, xây lắp, vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, bảo trì các thiết bị và hệ thống trong lĩnh vực điện;

- Tư vấn, giám sát, xây lắp, vận hành, sửa chữa, bảo trì các hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa trong các nhà máy, các xí nghiệp, các công ty và khu công nghiệp.

- Kỹ sư vận hành hệ thống điện trong các nhà máy điện, trạm biến áp, công ty truyền tải, kiểm toán năng lượng, kinh doanh và sản xuất chế tạo thiết bị điện.

- Tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật điện;

- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường Đại học, các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

6. Cơ hội học tập bậc sau đại học

- Chương trình đào tạo mới theo chuẩn quốc tế nên có tính hội nhập cao, tạo điều kiện cho sinh viên có thể du học sau đại học tại các nước tiên tiến.

- Có thể học song bằng, văn bằng 2 các ngành, chuyên ngành khác tại trường.

- Có nhiều cơ hội học tập nâng cao trình độ ở bậc cao học và nghiên cứu sinh tại trong và ngoài nước.

7. Liên hệ

Bộ phận Tư vấn tuyển sinh khoa Cơ khí

  • Địa chỉ: Phòng 109 - nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  • ĐT: (024) 3869 1445
  • Email: cokhi.ts@huce.edu.vn

Bộ môn Điện kỹ thuật - Khoa Cơ khí

  • Địa chỉ: Phòng 414, nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  • ĐT: 0966365365

Fanpage: https://www.facebook.com/BMDienKythuatDHXDHN