BỘ MÔN VẬT LÝ
VPBM : Phòng 414A- Nhà A1 trường Đại học Xây dựng Hà Nội
PTN : Phòng 502A và 503 tầng 5 Nhà thí nghiệm trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Điện thoại : 0438697008
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Bộ môn Vật lý thành lập năm 1966 cùng với Trường Đại Xây dựng. Hiện Bộ môn có 15 giảng viên trong đó có 06 TS, 01 NCS, 07 ThS và 01 cán bộ dạy thí nghiệm. Bộ môn có 03 phòng thí nghiệm Vật lý được trang bị hiện đại, đồng bộ với các trang thiết bị của Đức, Pháp và Mỹ. Trong đó 01 phòng thí nghiệm dành cho sinh viên chính quy, liên thông, bằng hai và 02 phòng thí nghiệm dành cho khối sinh viên kỹ sư chất lượng cao (CLC) học theo chương trình của Pháp.
2. NHIỆM VỤ
Bộ môn được Nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy 09 học phần Vật lý và 01 học phần thí nghiệm cho khối sinh viên chính quy và khối sinh viên kỹ sư chất lượng cao. Trong đó khối sinh viên chính quy học 02 học phần Vật lý và 01 học phần thí nghiệm Vật lý, còn khối sinh viên kỹ sư chất lượng cao học 07 học phần Vật lý và trong đó có 06 học phần có thí nghiệm.
TT |
MÔN HỌC |
TÍN CHỈ |
ĐỐI TƯỢNG |
1 |
Vật lý 1: Cơ - Nhiệt - Điện từ - Dao động và sóng cơ |
3 |
SV chính quy |
2 |
Vật lý 2: Thuyết tương đối – Dao động và sóng điện từ - Quang học – Vật lý lượng tử |
2 |
SV chính quy |
3 |
Thực hành Vật lý |
1 |
SV chính quy |
4 |
Vật lý 1: Cơ – Nhiệt (LT 3,5; BT 1,5; TN 0,8; LTTN 0,2) |
6 |
SV CLC |
5 |
Vật lý 2: Quang học – Điện từ (LT 2,8; BT 0,8; TN 1,0; LTTN 1,4) |
6 |
SV CLC |
6 |
Vật lý 3: Lý thuyết điện (LT 2,0; BT 1,0; TN 0,8; LTTN 0,2) |
4 |
SV CLC |
7 |
Vật lý 4: Lý thuyết nhiệt |
3 |
SV CLC |
8 |
Vật lý 5: Cơ lý thuyết (LT 2,2; BT 0,6; TN 0,2; LTTN 1,0) |
4 |
SV CLC |
9 |
Vật lý 6: Cơ đại cương (LT 2,2; BT 0,6; TN 0,2; LTTN 0) |
3 |
SV CLC |
10 |
Vật lý 7: Điện tử (LT 1,4; BT 0,8; TN 0,6; LTTN 0,2) |
3 |
SV CLC |
Theo thống kê của phòng Đào tạo thì trung bình mỗi năm, bộ môn đảm nhiệm khối lượng giảng dạy khoảng 12000 giờ quy chuẩn, bao gồm cả giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thí nghiệm Vật lý đại cương. Các nội dung giảng dạy môn Vật lý nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về vật lý đại cương phục vụ đào tạo các khối ngành kỹ thuật của Nhà trường.
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, các giảng viên trong bộ môn luôn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, không ngừng học tập nâng cao trình dộ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy của nhà trường. Bên cạnh đó, các giảng viên cũng luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ - thể dục thể thao do khoa và nhà trường phát động.
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU
- Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
- Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu vật lý lý thuyết
- Nghiên cứu vật lý thực nghiệm, nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm vật lý đại cương
1. Chức năng, nhiệm vụ của thí nghiệm Vật Lý
- Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện cho sinh viên. Thông qua tiến hành thí nghiệm, sinh viên hiểu và nắm rõ bản chất của các hiện tượng, định luật, quá trình vật lý... khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. Thí nghiệm tạo môi trường và cơ hội để sinh viên quan sát và đưa ra những dự đoán, những ý tưởng mới trong khoa học.
- Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho sinh viên. Thông qua việc tiến hành thí nghiệm, sinh viên có cơ hội trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho sinh viên.
- Rèn luyện các kỹ năng làm thí nghiệm: tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm, sử dụng thiết bị tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu và xử lý kết quả thí nghiệm; biết rút ra những kết luận và những đánh giá về thiết bị sau khi thí nghiệm.
2. Hệ thống phòng thí nghiệm
Bộ môn Vật lý hiện đang quản lý 03 phòng thí nghiệm gồm:
i. PTN Vật lýĐại cươngphục vụ đào tạo sinh viên hệ chính quy, liên thông, bằng hai.
Nội dung: Khảo sát chuyển động cơ, con lắc vật lý, chuyển động quay của vật rắn, đo độ nhớt, đo nhiệt dung, đo vận tốc truyền âm, vận tốc ánh sáng, đo bước sóng ánh sáng, đo hằng số Plăng, hiện tượng nhiễu xạ điện tử và hiện tượng cảm ứng điện từ.
ii. PTN Cơ – Nhiệt – Quang – Điệnphục vụ đào tạo hệ kỹ sư chất lượng cao (CLC).
Nội dung: Khảo sát chuyển động cơ, dao động xoắn, chuyển động quay của vật rắn, đo độ nhớt, đo nhiệt dung, đo vận tốc của vật chuyển động, đo bước sóng ánh sáng, đo tiêu cự của thấu khí, khảo sátmáy biến thế, mạch RLC, tổng hợp dao động.
iii. PTN Điện - Điện tử - Cảm biếnphục vụ đào tạo hệ kỹ sư chất lượng cao (CLC).
Nội dung: Tìm hiểu và đo các thông số của tín hiệu điện, khảo sát các mạch lọc thông thấp và thông cao, khảo sát đáp ứng quá độ của mạch điện, mạch chỉnh lưu, mạch khuếch đại, mạch tạo tín hiệu, đo nhiệt độ, đo áp suất, thu phát sóng siêu âm.